Khớp cắn hở (Open bite malocclusion) là tình trạng sai lệch khớp cắn xảy ra khi hàm trên và hàm dưới của răng không chạm vào nhau ở phía trước hoặc phía sau của miệng. Với khớp cắn bình thường, các răng hàm trên và răng hàm dưới chạm khít với nhau ở tư thế cắn chặt, không chỉ tác động đến thẩm mỹ gương mặt mà còn gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, chức năng ăn nhai, phát âm…

1. Như thế nào là khớp cắn hở?

Răng cắn hở là tình trạng nhóm răng cửa hàm trên và hàm dưới không chạm được vào nhau. Đặc biệt là phần răng cửa không thể đóng chặt, có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi hàm đã đóng hoàn toàn hoặc ở trạng thái nghỉ.

Trong đó, cắn hở được phân thành hai loại:

  • Cắn hở trước: là tình trạng các răng cửa hàm trên không thể chạm vào nhóm răng cửa tại hàm dưới.
  • Cắn hở sau: xảy ra khi các răng phía sau (bao gồm cả răng hàm và răng tiền hàm) không chạm vào nhau khi cắn xuống.

2. Đặc điểm nhận biết khớp cắn hở

Để nhận biết trường hợp khớp cắn hở, người bệnh có thể dựa vào các đặc điểm dưới đây:

  • Nhóm răng cửa chính, cửa phụ, năng nanh thuộc cả hai hàm đều không thể chạm đến nhau, tạo nên những khoảng hở ở phía trước.
  • Cung răng cửa hàm trên có dạng chữ V đặc trưng.
  • Khớp cắn hở nhẹ có thể biến dạng thành răng vẩu, khiến đường nối phần trán – mũi – cằm xuất hiện những điểm gấp khúc.
  • Có cảm giác đau hoặc buốt khi cắn, nhai thức ăn.

 

Tình trạng khớp cắn hở
Trẻ bị khớp cắn hở có răng hàm trên và dưới cách xa nhau, phần răng cửa không thể đóng chặt.

3. Nguyên nhân nào gây hở khớp cắn?

Tình trạng răng cắn hở có thể xuất hiện do sự phát triển bất bình thường của xương liên quan đến cấu trúc gen, thói quen răng miệng xấu… Cụ thể:

– Do di truyền gia đình: Việc này sẽ khiến răng và xương hàm có xu hướng mọc lệch. Bệnh nhân cần đợi đến khi cắn hở có biểu hiện rõ ràng và cấu trúc răng đã hoàn thiện thì mới có thể can thiệp chỉnh hình.

– Khiếm khuyết cấu trúc xương: Xảy ra do xương của hàm trên, dưới bị hẹp hoặc lõm, từ đó không thể tạo thành khớp cắn hoàn chỉnh.

– Do thói quen xấu từ nhỏ: Các thói quen như đẩy lưỡi, mút tay, cắn bút, ngậm núm vú giả kéo dài… trong quá trình thay răng, răng chưa phát triển khiến hàm không thể khớp nhau và gây tình trạng cắn hở.

5. Điều trị khớp cắn hở bằng cách nào?

Để điều trị khớp cắn hở hiệu quả, người bệnh cần phải xác định được nguyên nhân dẫn đến khớp cắn bị hở là do đâu. Bởi tùy theo tình trạng và nguyên nhân, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, giúp điều chỉnh khớp cắn chuẩn, hàm răng thẳng đều.

5.1. Giai đoạn cắn hở bắt đầu hình thành

Với trẻ bị hở khớp cắn ở giai đoạn phát triển do thói quen hàng ngày gây ra, bác sĩ dùng khí cụ chuyên dụng như chặn lưỡi giúp trẻ dừng lại những thói quen này.

Trường hợp nguyên nhân cắn hở là do xương hàm, bệnh nhân có thể được chỉ định đeo các hàm nới, nhằm làm rộng cung hàm và giúp hai hàm đóng khít lại với nhau.

Lưu ý: Khi cắn hở mới bắt đầu hình thành là thời gian vàng để thăm khám với bác sĩ chỉnh nha để có những can thiệp kịp thời. Can thiệp sớm sẽ giúp trẻ thay đổi được sai lệch một cách nhanh chóng dễ dàng. Phụ huynh cũng cần nhắc nhở và điều chỉnh các thói quen xấu của trẻ, đồng thời xây dựng những thói quen lành mạnh, chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Giai đoạn này trẻ sẽ cần điều trị 2 giai đoạn:

  • Chỉnh xương: Sử dụng các khí cụ chỉnh xương cần thiết để sửa chữa cắn hở, đưa về khớp cắn đúng.
  • Chỉnh răng chi tiết: Chỉnh đúng khớp cắn, các răng thẳng đều đúng vị trí.

5.2. Giai đoạn cắn hở đã hình thành

Trong giai đoạn này, có 3 phương pháp khác nhau giúp điều trị khớp cắn hở như niềng răng, làm răng sứ, phẫu thuật xương hàm. Trong đó, niềng răng cắn hở là phương pháp tối ưu, được áp dụng phổ biến, bằng cách sử dụng các khí cụ chuyên dụng như dây cung, mắc cài, khay niềng… tác động lực để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn, chuẩn khớp cắn, thẩm mỹ hài hòa mà không gây tác động xấu đến cấu trúc của răng thật. Tìm hiểu những điều cần biết để có hàm răng sứ đẹp.

Hiện nay, có 2 loại niềng răng khớp cắn hở là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign.

  • Với phương pháp niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên răng và dùng lực siết từ dây cung để định hình lại xương trong ổ răng, từ đó dịch chuyển răng về đúng khớp cắn. Trong điều trị có thể cần thêm các phương pháp như cung meaw, bắt vít, đeo thun, nhổ răng, … bác sĩ chỉnh nha sẽ tư vấn chi tiết cho trường hợp của bạn khi thăm khám.
  • Còn với niềng răng Invisalign, đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại hoạt động theo cơ chế sử dụng các khay niềng trong suốt được thiết kế theo từng khuôn răng của mỗi người, giúp ôm sát cung răng và tác động lực để răng dịch chuyển. Bác sĩ chỉnh nha sẽ lên kế hoạch để sản xuất các cặp khay niềng cho bạn mang để di chuyển răng. Bác sĩ cũng là người điều trị trực tiếp, theo dõi và thực hiện thêm các điều trị cần thiết như bắt vít, mang thun, … và chịu trách nhiệm ca của bạn.
Niềng răng trong suốt Autolign 3D là sự lựa chọn phù hợp giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và thoải mái trong suốt quá trình niềng.

Tình trạng khớp cắn hở còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm, khi các nhóm răng phía trước không chạm được vào nhau khiên một số âm sẽ bị ngọng. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn trong giao tiếp hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và khả năng học tập.

Khớp cắn hở tạo ra các khoảng trống giữa các răng, khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó khớp cắn hở có thể gây ra các vấn đề về khớp thái dương hàm (TMJ), dẫn đến đau nhức, khó khăn khi nhai và thậm chí là đau đầu.

Khí cụ nong hàm giúp nới rộng cung hàm

Giai đoạn mới hình thành khớp cắn hở còn được gọi là giai đoạn vàng để tiến hành các phương pháp điều trị. Bởi ở giai đoạn này, khi can thiệp kịp thời kết quả điều trị đạt hiệu quả cao. Gia đình cũng cần thường xuyên chú ý đến trẻ để nhắc nhở, điều chỉnh các thói quen xấu, hình thành hành vi chăm sóc răng miệng đúng cách.

Khi thực hiện phương pháp điều trị khớp cắn hở ở giai đoạn này, trẻ sẽ trải qua hai bước là chỉnh xương và chỉnh răng chi tiết. Bác sĩ sẽ dùng các khí cụ nha khoa để đảm bảo đúng khớp cắn hàm, sau đó thực hiện chỉnh răng đều thẳng đúng vị trí.

 

Giai đoạn cắn hở đã phát triển

Ở độ tuổi trưởng thành, thì phương pháp điều trị khớp cắn hở thường phức tạp hơn. Bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp để làm dịch chuyển các nhóm răng cửa trên và cân đối với nhóm răng cửa dưới. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ lựa chọn phương pháp chỉnh nha bằng mắc cài, làm răng sứ hoặc chỉ định phẫu thuật chỉnh hàm.

Với phương pháp niềng răng bằng mắc cài, bác sĩ sẽ thực hiện theo quy trình thăm khám, chụp X-quang, đánh giá tình trạng và lên kế hoạch điều trị. Thực hiện chỉnh nha giúp làm lún răng cối và làm trồi phần răng cửa của hai hàm. Sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng cho khớp cắn hở để nới rộng cung răng hàm trên. Kết hợp với các kỹ thuật nghiệp vụ nha khoa, khớp cắn hở sẽ được nắn chỉnh, đưa răng về đúng vị trí cung hàm.

Niềng răng khắc phục tình trạng khớp cắn hở

Phương pháp điều trị bằng cách làm răng sứ sẽ giúp người bệnh tối ưu về thời gian hơn, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện được phương pháp này. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của khớp cắn và tiến hành mài răng phù hợp, sau đó mới bọc lên một lớp mão sứ. Đây là phương pháp thực hiện nhanh chóng, có tính thẩm mỹ cao giúp gương mặt trở nên hài hòa, cân đối.

Trong trường hợp khớp cắn hở là do cấu trúc xương gây ra thì phương pháp điều trị sẽ được chỉ định là phẫu thuật chỉnh hàm. Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lại sự tương quan của khớp cắn, giúp khớp đảm bảo đúng vị trí.

Trên đây là tất cả những thông tin về khớp cắn hở cũng như phương pháp điều trị mà Labo Nha Khoa Lý Thường Kiệt chia sẻ. Hy vọng, với những kiến thức này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về dị tật khớp cắn hở để có những phương pháp điều trị kịp thời.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc cần tư vấn về sức khỏe răng miệng, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Bạn thích bài viết này?

IMPLANT

Thủ tục Labo – sản xuất cầu toàn acrylic

1 Đặt coping tạm – Sử dụng các guide pin hoặc vít Labo để đặt...

IMPLANT

Thủ tục Labo – sản xuất mẫu hàm và kết nối abutment

1 Sản xuất mẫu hàm thạch cao và surgical index – Sản xuất một mẫu...

IMPLANT

Lên kế hoạch điều trị phục hình Implant All-on-4®

Quy trình điều trị All-on-4® được phát triển để tối đa hóa việc sử dụng...

IMPLANT

Quy trình điều trị All-on-4® Phương pháp thủ công

Giao thức nguyên bản của quy trình điều trị All-on-4® Quy trình điều trị All-on-4®...

IMPLANT

All-on-X là gì?

Nhiều răng bị mất hoặc bị hư hỏng không chỉ ảnh hưởng đến thói quen...

IMPLANT

Những điều cần biết: Cấy ghép răng All-On-4

Kỹ thuật cấy ghép răng All-on-4 là một phương pháp tiếp cận mang tính cách...

IMPLANT

Gói cấy ghép

Ba gói cấy ghép khác nhau phù hợp với các yêu cầu và ngân sách...

HÀM KHUNG

Hàm Khung kim loại

Được chế tác cẩn thận, thiết kế kỹ thuật số và in sao cho phù...

THÁO LẮP

Răng giả toàn phần

Chúng tôi cung cấp răng giả toàn phần kỹ thuật số và truyền thống. Được...

SỨ

Veneer

Cung cấp các lựa chọn mặt dán sứ chuyên dụng cho cả răng trước và...

SỨ

Cầu răng

Được làm bằng vật liệu bền và chắc chắn, có thể chịu được lực nhai...

SỨ

Mão răng sứ

Cung cấp mão răng chuyên dụng cho cả răng trước và răng sau, mang đến...